Hướng dẫn cách sử dụng vợt bắt muỗi đúng cách

Dưới đây là những hướng dẫn sử dụng vợt bắt muỗi an toàn và hiệu quả, giúp tăng tuổi thọ sản phẩm. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây:


1, Không chạm tay vào lưới vợt ngay cả khi đã tắt điện

Để sử dụng vợt, bạn cần bật nút nguồn rồi nhấn vào nút công tắc để dòng diện phóng qua lưới kim loại trên vợt giúp bạn diệt muỗi hiệu quả. Khi bạn thả tay ra khỏi nút công tắc, điện vẫn còn lại trên lưới, lúc này nếu chạm tay vào lưới, bạn có thể sẽ bị giật điện.

Do đó, sau khi thả tay khỏi nút công tắc và tắt nút nguồn, để đảm bảo an toàn, bạn đợi vài phút để lưới vợt xả hết điện thì có thể chạm vào lưới để lấy xác muỗi, làm sạch vết bẩn trên lưới rồi nhé.

2, Không chạm tay vào lưới vợt ngay cả khi đã tắt điện

Khi thấy vợt bắt muỗi phóng điện yếu, tiếng nổ khi bắt muỗi phát ra nhỏ, đèn phát sáng yếu thì bạn nên sạc điện cho vợt bắt muỗi. Thời gian sạc đầy năng lượng cho vợt thường từ 3 đến 5 tiếng.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sạc pin vợt muỗi đúng cách

3, Không để trẻ em tiếp xúc với vợt

Vợt bắt muỗi nên để xa tầm tay của trẻ em, không để trẻ tiếp xúc với vợt, nhất là khi người dùng đang bật vợt. Bởi nếu trẻ vô tình chạm tay vào lưới vợt sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của trẻ.

4, Không đè đồ nặng lên vợt

Người dùng cả khi đang sử dụng và khi không sử dụng thì cũng không nên đè các đồ dùng có trọng lượng lớn lên cả mặt và thân vợt để tránh cho vợt khi gãy, hỏng.

5, Loại bỏ xác muỗi có trên vợt

Để làm sạch xác muỗi trên vợt bắt muỗi, bạn có thể nghiêng vợt qua một bên, khẽ chuyển động đầu vợt hoặc sử dụng bàn chải đánh răng để làm xác muỗi rơi ra ngoài. Tuyệt đối không dùng vật sắc nhọn để làm sạch xác muỗi, làm như vậy sẽ dễ làm rách lưới trên vợt, làm giảm độ bền của sản phẩm.

6, Đặt vợt ở nơi khô ráo, không đặt gần vật dễ cháy nổ

ảo quản vợt bắt muỗi ở nơi khô ráo, thoáng mát, không đặt ở nơi ẩm ướt, gần nguồn nước, gần những vật liệu dễ cháy nổ.

Nếu vợt bị ướt, bạn nên dùng máy sấy hay phơi để làm khô vợt trước khi sử dụng để tránh tình trạng vợt bị chập điện, gây cháy nổ.

Trên đây là những hướng dẫn về cách sử dụng vợt muỗi an toàn và đúng cách. Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với mọi người.
Share:

Hướng dẫn cách sử quạt tích điện đúng cách và bền lâu

Quạt tích điện là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống đặc biệt là những trường hợp bị cắt điện đột ngột. Và hiện nay ngày càng nhiều hộ gia đình sử dụng quạt sạc tích điện này, tuy nhiên để quạt được bền lâu và an toàn trong quá trình sử dụng, hãy tham khảo những thông tin chi tiết dưới đây:

Quạt tích điện là gì?

Quạt tích điện (quạt sạc) là loại quạt có khả năng dự trữ điện năng trong bình ắc quy để sử dụng khi điện lưới bị cắt. Quạt sac tích điện được coi là giải pháp tối ưu để sử dụng khi mất điện vào mùa hè hay những ngày thời tiết mưa gió, bão bùng nhờ thiết kế nhỏ gọn, tính cơ động, làm mát hiệu quả và giá thành phải chăng khi so với các loại máy phát điện.

Hướng dẫn cách sử dụng quạt tích điện hiệu quả nhất

Quạt tích điện nếu sử dụng đúng cách thì có độ bền từ 2 - 3 năm. Ngược lại, nếu không sử dụng đúng cách thì quạt chỉ có tuổi thọ dưới 6 tháng. Vì thế, bạn hãy lưu ý một số điểm sau khi sử dụng quạt sạc ngày hè nhé!

Hình ảnh: Quạt tích điện Roman HFR12A1

1, Cách sạc quạt tích điện đúng cách


  • Trước lần đầu tiên sử dụng, bạn nên tắt hết các chức năng và sạc trong vòng 24 tiếng.
  • Trong các lần sạc tiếp theo, thời gian sạc sẽ ngắn hơn và tùy thuộc vào từng mẫu quạt cụ thể.
  • Thời gian sạc không dài quá 30 tiếng mà phải tuân theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Trong lúc sạc quạt thì không được sử dụng, sạc xong cần rút điện rồi mới sử dụng.
  • Khi ắc quy cạn, bạn có thể thay thế để tiếp tục sử dụng.

2, Luôn đảm bảo ắc quy lúc nào cũng có điện


  • Không nên sử dụng đến mức ắc quy bị sập nguồn vì khả năng phục hồi công suất của quạt sau khi sạc lại sẽ rất kém.
  • Khi đèn báo mờ cần phải sạc điện ngay lập tức.
  • Nếu quạt có thể dùng đến 8 tiếng thì chỉ nên dùng khoảng 6 - 7 tiếng rồi nên tắt và sạc lại.
  • Trường hợp bạn không dùng đến thì vẫn nên sạc lại ắc quy trong vòng 8 - 10 tiếng/3 tháng để ắc quy luôn tích đủ điện vì quạt có thể năng tự tiêu hao năng lượng và đảm bảo ắc quy không bị chai. 

3, Những lưu ý khi sử dụng quạt tích điện


  • Nên tháo ắc quy khi không sử dụng trong thời gian dài.
  • Nếu muốn cắm quạt chạy điện như quạt thường thì tháo bỏ ắc quy ra hoặc có thể lấy mẩu băng dính, dính 4 đầu tiếp xúc của 2 ắc quy với quạt lại.

4, Thời điểm thay bóng đèn

Với những quạt có chức năng chiếu sáng, khi thấy hai đầu của bóng đèn bị đen cần phải thay bóng mới ngay. Vì đèn hỏng có thể ảnh hưởng đến mạch điện trong quạt khi hoạt động.

>> Xem thêm: Cách sửa quạt tích điện bị hỏng tại nhà vô cùng đơn giản

Share:

Kinh nghiệm mua đèn chống cận cho học sinh tiểu học

Tỷ lệ học sinh tiểu học cận thị ngày càng tăng cao và một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này do ánh sáng cung cấp trong quá trình học tập của trẻ không đạt tiêu chuẩn. Chính vì vậy việc lựa chọn một chiếc đèn học chống cận cho trẻ được xem là một giải pháp tối ưu. Hãy cùng tham khảo những tiêu chí khi mua đèn chống cận cho học sinh tiểu học dưới đây.

1. Đảm bảo ánh sáng phát ra tốt

- Ánh sáng phát ra liên tục, không gây chói lóa, độ sáng ổn định, đặc biệt ánh sáng phải được phân bố đều để đảm bảo mắt không bị điều tiết nhiều, không gặp tình trạng mỏi mắt trong khi học.

- Chỉ số hoàn màu cao tốt nhất từ 95 trở lên gần với ánh sáng tự nhiên. Đối với chỉ số này sẽ thể hiện rõ chất lượng của đèn và ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc, độ trung thực của vật được chiếu sáng.

- Có công tắc hỗ trợ điều chỉnh độ sáng linh hoạt để đảm bảo độ sáng phù hợp trong nhiều hoàn cảnh sử dụng khác nhau.

Lưu ý ánh sáng phát ra không chứa chất độc hại đến môi trường, tiết kiệm điện và đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài.

 2. Bí quyết chọn bóng đèn phù hợp

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bóng đèn khác nhau từ đèn sợi đốt, đèn halogen đến đèn compact và đèn LED.

- Đèn sợi đốt và đèn halogen có ưu điểm chính là phát ra ánh sáng liên tục, không nhấp nháy nên mắt không phải điều tiết quá nhiều, giảm tình trạng mỏi mắt. Tuy nhiên, nhược điểm là bóng tỏa ra nhiều nhiệt, tạo cảm giác khó chịu khi học lúc trời nóng, không tiết kiệm điện năng. Đặc biệt với đèn sợi đốt thì phần dây tóc dễ bị đứt khi di chuyển nhiều hoặc va chạm mạnh.

- Đèn compact thì có ưu điểm là ít tỏa nhiệt, tiết kiệm điện và tuổi thọ lâu bền. Mặc dù vậy, nhược điểm là đèn có chứa chất lỏng thủy ngân, chẳng may bị vỡ sẽ khó xử lý khi đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ vốn hiếu động, rất nguy hiểm.

- Cuối cùng là đèn LED tuy có giá thành cao hơn so với 3 loại trên, song lại tổng hợp tất cả ưu điểm của các loại đèn. Đèn LED phát ánh sáng liên tục nên không gây mỏi mắt, ít tỏa nhiệt ra ngoài, tiết kiệm điện và tuổi thọ cao.

Như vậy, để chọn tổng hợp từ những yếu tố trên thì đèn LED là bóng đèn phù hợp nhất cho lứa tuổi học sinh cả về chất lượng chiếu sáng cũng như độ bền, tiết kiệm năng lượng. Đối với đèn LED, công suất phù hợp cho trẻ là từ 5 - 10W, không nên chọn quá lớn đèn sẽ có ánh sáng gay gắt, gây chói mắt, mỏi mắt cho trẻ.


3. Lựa chọn thiết kế của đèn

- Chiều cao tiêu chuẩn cho đèn học chống cận dành cho học sinh tiểu học là khoảng 40 - 50 cm. Đây là chiều cao thích hợp để ánh sáng có thể lan tỏa đều xung quanh bàn học, giúp trẻ học bài không lo thiếu sáng.

- Về phần thân đèn, nên chọn dạng trục xoay có thể điều chỉnh mọi chiều hướng 360 độ ra các phía, các góc độ khác nhau để đảm bảo bề mặt chiếu sáng được rộng rãi.

- Ngoài ra, khi chọn đèn bàn học chống cận cho trẻ cha mẹ cũng nên lưu ý chọn phần chụp đèn có tản sáng phù hợp. Chụp đèn không nên tập trung quá vào một chỗ, không nên hắt ra nhiều quá chói mắt và cũng không được che khuất quá nhiều ánh sáng gây thiếu sáng.

Trên đây là những tiêu chí mua đèn chống cận cho học sinh tiểu học, hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các mẹ.


Share:

Quạt điểu hòa Sunmax

Bài đăng phổ biến

Được tạo bởi Blogger.

Tìm kiếm Blog này

Bài viết gần đây